Tai nạn thường xảy ra sau một chuyến đi chơi biển…
Thấy trời nắng nhẹ, gió mát nên nhiều chị em chủ quan không che chắn, bôi kem gì cả. Đến buổi tối về nhà mới mới phát hoảng khi cả người bị đen sạm (hoặc đỏ ửng) và đau rát, nhất là khi quần áo hoặc khăn tắm cọ vào. Xử lý thế nào đây?
<>
Phân biệt bỏng nắng và cháy nắng
Cháy nắng không nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người). Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi.
Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 – 6h tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 đến 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao.
Sau khi đi nắng, tắm biển hoặc làm việc ngoài môi trường ánh nắng, những vùng da bị hở như mặt, tam giác cổ áo, gáy, mu tay, cẳng tay, chân, lưng… có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa.
Sau đó, da các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt say mức độ đỏ cứ tăng dần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó, đôi khi có phỏng nước.
<>Xử trí bỏng nắng thế nào?
Khi thấy da bắt đầu có hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau rát khi chạm vào thì nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng.
Việc đầu tiên bạn nên làm là tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng ở cấp độ hai. Vết bỏng khi ấy sẽ đau đớn nhiều hơn và do đó sự phục hồi chắc chắn là khó khăn và cần nhiều thời gian hơn.
Tiếp đến, hãy tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen (chú ý không thêm bất cứ chất gì vào trong nước). Không cạo hay gỡ lớp da bỏng ra. Dùng khăn ẩm hay khăn mềm thấm khô da sau khi tắm.
Bôi mỹ phẩm có dầu lô hội vài lần mỗi ngày. Hoặc có thể thay bằng bẹ lá cây lô hội (bán rất sẵn trong siêu thị).
Hãy lấy từng bẹ lá, tách vỏ, loại bỏ nhớt rồi xắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Bạn có thể đắp mặt nạ lô hội cho da vài lần/ ngày để giảm cảm giác đau rát và nóng da.
Hãy giữ nguyên các phỏng nước để phòng nhiễm trùng. Nếu các phỏng nước bị vỡ, có thể bôi lên đó mỡ kháng sinh và để hở. Nếu cần thiết, có thể dùng thêm thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen, hoặc paracetamol.
Tuyệt đối không dùng mỡ, kem hoặc các thuốc y học dân tộc bôi lên diện bỏng. Chúng có thể làm diện bỏng lâu liền hoặc không liền được.
Nếu diện bỏng bắt đầu xuất hiện phỏng nước hoặc nếu bạn có biểu hiện ngứa, rát đỏ, hoặc sốt, bạn cần đến khám bác sĩ da liễu ngay.
<>Phòng chống bỏng nắng
Trong những ngày nền nhiệt cao, tốt nhất bạn phải bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời. Hãy chọn các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Và bôi trước khi ra nắng 15 phút.
Với những người da trắng, nên bôi nhắc lại cứ mỗi 3 giờ/ 1 lần nếu vẫn tiếp tục phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian bắt buộc phải bôi là từ 9 – 14 giờ. Nếu đi biển, hãy tránh ra nắng trong thời gian từ 10 – 15 giờ.
Ngoài ra, đội mũ, đeo kính cũng có tác dụng hữu hiệu bảo vệ sức khỏe và đôi mắt của bạn.
Bạn cũng có thể xử trí nhanh những vết bỏng nắng nhẹ với một số nguyên liệu tự nhiên như lô hội, sữa tươi, mật ong… Ngay cả khi da không bị bỏng nắng, mà chỉ cháy nắng thôi, những bài thuốc này cũng vẫn rất tốt cho da:
1. <> Lô hội và sữa tươi
Nạo một chén con gel lô hội, trộn với 2 thìa sữa tươi. Rửa mặt và mát xa nhẹ nhàng với loại sữa rửa mặt này ngay sau khi phơi nắng về sẽ làm sạch các tạp chất trên da, đồng thời làm dịu và nuôi dưỡng, phục hồi các tế bào da.
2. <>Mặt nạ dưa chuột
Dưa chuột không chỉ có tác dụng tốt để chữa lành làn da mụn hay dưỡng da, nó còn là lựa chọn hoàn hảo để khôi phục làn da bị bỏng nắng.
Cách làm khá đơn giản: Cắt lát mỏng dưa chuột tươi đắp trực tiếp lên những vùng da vừa bị phơi nắng trong khoảng 10 phút.
Làn da bạn sẽ lập tức được làm mát, ngoài ra còn được cung cấp lượng vitamin thích hợp để phục hồi trong một thời gian ngắn. Dưa chuột cũng chứa chất làm se tự nhiên, giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm khả năng viêm nhiễm.
3. <> Trà hoa cúc
Cho 5 – 7 túi trà hoa cúc vào bồn tắm và ngâm mình trong 20 phút. Hoa cúc từ xưa đã nổi tiếng với tác dụng chữa lành những viêm nhiễm. Chất chống oxy hóa trong trà cũng sẽ làm giảm quá trình lão hóa trên da.
4. <>Dầu vitamin E
Bôi một chút dầu vitamin E nguyên chất lên vùng da bị kích ứng do ánh nắng mặt trời. Vitamin E là một thần dược trong việc chữa trị tất cả các vấn đề về da. Nó không chỉ xoa dịu và làm lành những tổn thương mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
5. <>Tinh dầu oải hương
Nếu là tinh dầu nguyên chất, bạn hãy pha với một lượng nước nhỏ (tốt nhất là nước cất) rồi dùng bông thoa đều lên vùng da đang bị tổn thương.
Bởi vì mùi thơm hấp dẫn và không gây nhờn dính, bạn có thể để hỗn hợp này trên da từ 20 – 30 phút. Sau đó bạn chỉ cần rửa sạch với nước mát. Làn da của bạn sẽ chịu cơn rát và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
6. <> Mật ong chanh
Lấy nước của 2 quả chanh cỡ trung bình trộn 5 thìa cà phê mật ong. Thấm đều hỗn hợp này vào các khu vực đang bị tổn thương trên da bạn và để chừng 20 phút.
Sau đó hãy rửa sạch với nước ấm. Bạn sẽ cảm nhận được sự mịn màng và tươi mát tức thì trên bề mặt da.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét